Kỹ Thuật Chụp X-Quang (KTV CĐHA)
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, ngành Điện quang được thừa hưởng các tiến bộ đó, các trang thiết bị trong các khoa Điện quang trước đây chỉ có X-quang thì giờ đây đã có thêm siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và X-quang mạch máu. Từ kỹ thuật analogue thì ngày nay tất cả các máy móc trong khoa Điện quang đều dùng kỹ thuật số (digital).
Với nhiều các trang thiết bị hiện đại đã giúp các bác sĩ Điện quang có thể chẩn đoán chính xác hơn và chuyên sâu hơn trong nhiều bênh lý tuy nhiên kỹ thuật X-quang kinh điển vẫn được sử dụng nhiều nhất và là những thăm khám ban đầu trong tất cả các khoa Điện quang trên thế giới. Cũng chính vì lý do đó mà chúng tôi biên soạn cuốn “Kỹ thuật chụp X-quang” với mục đích làm tài liệu giảng dạy và tham khảo trong đào tạo kỹ thuật viên Điện quang trong các trưòng trung cấp, trường cao đẳng và đại học kỹ thuật; tài liệu tham khảo cho các bác sĩ chuyên ngành Điện quang.
Sách bao gồm hai phần:
Phần I là các các kỹ thuật chụp X-quang không chuẩn bị, các kỹ thuật được phân chia theo giải phẫu bao gồm: các kỹ thuật chụp X-quang xưong khớp chi dưới, các kỹ thuật chụp X-quang xưong khớp chi trên, kỹ thuật chup phổi và lồng ngực, kỹ thuật chụp bụng – tiết niệu – khung chậu; kỹ thuật chụp X-quang cột sống; kỹ thuật chụp X-quang sọ mặt.
Phần II là các kỹ thuật chụp đặc biệt và kỹ thuật chụp có chuẩn bị bao gồm: Thuốc cản quang; kỹ thuật chụp X-quang hệ tiêu hóa; kỹ thuật chụp X-quang hệ tiết niệu; kỹ thuật chụp X-quang hệ sinh dục; kỹ thuật chụp tủy sống cản quang; kỹ thuật chụp tuvến nước bọt; kỹ thuật chụp khớp cản quang.