Bài giảng sản phụ khoa 2020 – Tập 1 – ĐH Y Hà Nội, do GS. Dương Thị Cương chủ biên
🌺Cuốn sách Bài giảng sản phụ khoa 2020 này bao gồm các bài giảng lý thuyết về Sản và Phụ khoa dành cho sinh viên các lớp đi thực tập tại Bộ môn. Các bài giảng là được các cán bộ giảng dạy của bộ môn biên soạn theo số tiết giảng, được phân công trong chương trình học của sinh viên Y năm 3 và sinh viên Y năm thứ 5. Do đó trong quyển sách sẽ có bài dài, bài ngắn phụ thuộc vào số tiết.
🍁Nội dung sách Bài giảng sản phụ khoa 2020 ĐH Y HÀ NỘI – Tập 1 bao gồm 3 phần chính
- Phần 1: Sản khoa. Bao gồm 13 bài: giới thiệu bộ môn Phụ sản, sự thụ tinh, Thay đổi giải phẫu và sinh lýở người phụ nữ khi có thai, sự tiết sưa, vệ sinh thai nghén, vệ sinh kinh nguyệt, vô khuẩn trong sản khoa, sinh lý chuyển dạ,..
- Phần 2: Sản bệnh – Sản khó. Bao gồm 15 bài: Những yếu tố tiên lượng một cuộc đẻ, các chỉ định mổ lấy thai, sảy thai, chửa ngoài tử cung, suy thai cấp, Nhiễm độc thai nghén, Nhiễm khuẩn hậu sản, Tư vấn về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, Chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản,..
- Phần 3: Phụ khoa. Bao gồm 12 bài: Sinh lý phụ khoa,, Sử dụng hormon trong phụ khoa, Thống kinh, Rong kinh, rong huyết, Vô kinh, Viêm sinh dụ, Các tổn thương thường gặp ỏ cổ tử cung, Khối u nguyên bào nuôi, U xơ tử cung, Các khối u buồng trứng,..
(đọc thêm)
Với nhu cầu học tập và đào tạo cán bộ cho ngành phụ sản và kế hoạch hóa gia đình ngày càng ca, nhất là từ khi có khái niệm chung về sức khỏe sinh sản. Trong khi tài liệu giảng dạy và học tập dành cho giảng viên và học sinh lại cần có một sự thống nhất và cập nhật kiến thức mới, đặc biệt là trong trào lưu phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến trong y học và y tế. Trong đó, vấn đề về sản, về phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, những vấn đề về sức khỏe sinh sản nói chung có dựa trên những kiến thức kinh điển và lồng vào đó là những kiến thức cập nhật, hiện đại cho chẩn đoán, điều trị, tiên lượng và dự phòng… Vì vậy, cuốn sách này có thể sử dụng cho đào tạo đại học, nâng cao hơn và giúp cho việc biên soạn bài giảng thuận lợi hơn đối với các giảng viên cũng như cho các đối tượng sinh viên y khoa khi học môn học về lĩnh vực sản – phụ khoa và sức khỏe sinh sản nói chung.
GS. Dương Thị Cương
Trưởng Bộ môn Sản
Đại học Y Hà Nội